Mua nhà sổ hồng chung là gì? Các thủ tục mua nhà sổ hồng chung
Thủ tục mua nhà sổ hồng chung là gì? Thủ mục mua nhà sổ hồng chung gồm những yêu cầu và thủ tục như thế nào? Chắc hẳn với những người có chung quyền sở hữu nhà sẽ quan tâm đến những vấn đề trên.
Thế nào là mua nhà sổ hồng chung?
Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT, Sổ đỏ, sổ hồng thực chất là giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp huyện trở lên cấp và công nhận quyền sở hữu theo hình thức sở hữu chung từ 2 người đứng tên trong sổ mà không phải có quan hệ vợ hoặc chồng/con của người đứng tên chủ sở hữu
Sổ hồng được cấp cho 2 chủ sở hữu cho một quyền tài sản và quy chế pháp lý đối với loại sổ hồng chung này đương nhiên cả 2 cùng có quyền đối với phần sở hữu trong sổ xác định. Vì vậy, những vấn đề liên quan đến mua bán, tặng, cho, thế chấp, ủy quyền…. sẽ không thể do một trong số người chủ sở hữu định đoạt mà cần có sự đồng ý của các bên sở hữu còn lại cho dù một chủ sở hữu chỉ định đoạn phần quyền sở hữu của mình.
Thủ tục mua nhà sổ hồng chung
Trường hợp sở hữu chung hợp nhất
Người mua và người bán sẽ cùng nhau đến Thừa phát lại để lập vi bằng, vi bằng được lập thành văn bản Tiếng Việt với các nội dung bao gồm:
- Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
- Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;
- Người tham gia khác (nếu có);
- Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;
- Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận (ghi nhận về việc giao tiền của bên mua cho bên bán, giao nhà của bên bán cho bên mua)
- Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
- Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.
- Ngoài ra kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác về việc mua bán của hai bên.
Trường hợp sở hữu chung theo phần
Thực hiện lập và ký hợp đồng
- Cả 2 bên mang các giấy tờ nêu trên đến phòng công chứng có thẩm quyền. Bên công chứng tiến hành kiểm tra giấy tờ. Sau khi xác nhận là hợp lệ sẽ tiến hành làm giấy tờ mua đất theo hợp đồng của 2 bên mang theo (nếu có) hoặc tự soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của các bên.
- Cả 2 bên tiến hành xác nhận bằng cách ký tên, lăn tay vào hợp đồng. Sau đó, công chứng viên công chứng hợp đồng và hợp đồng sẽ được xuất ra thành 04 bản chính. Trong đó:
- Một bản cấp cho bên chuyển nhượng (Bên bán).
- Một bản cấp cho bên nhận chuyển nhượng (Bên mua).
- Một bản lưu tại cơ quan thuế.
- Một bản lưu tại cơ quan trước bạ nhà đất.
Thủ tục mua nhà đất
- Kê khai và nộp thuế
Cơ quan có thẩm quyền: Văn phòng đăng ký đất đai các quận, UBND xã (hoặc tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai).
Chuẩn bị hồ sơ:
-
- Tờ khai lệ phí trước bạ (2 bản do bên mua ký)
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (2 bản do bên bán ký, trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay).
- Đơn đề nghị đăng ký biến động (1 bản chính).
- Hợp đồng công chứng đã lập (2 bản chính)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (2 bản sao có chứng thực)
- 2 bản sao các giấy tờ đã xuất trình khi ký hợp đồng công chứng (CMND, hộ khẩu, chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân).
- Chi phí thuế và các chi phí khác gồm:
-
- Thuế thu nhập cá nhân: 2 % tổng giá trị tài sản nhà đất và các tài sản gắn liền;
- Thuế trước bạ: 0.5% tổng giá trị tài sản nhà đất và các tài sản gắn liền;
- Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp giao dịch;
- Phí thẩm định hồ sơ tính bằng 0.15% giá trị chuyển nhượng (mức thu tối thiểu 100.000 đồng tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp).
Trên đây là những thông tin về thủ tục mua nhà sổ hồng chung, hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Đọc thêm: Các loại hình bất động sản