Một số thông tin đặc khu Phú Quốc cơ bản nhà đầu tư cần biết
Nếu là một nhà đầu tư BĐS nghỉ dưỡng, chắc hẳn bạn đã nghe qua về đặc khu Phú Quốc. Nếu bạn muốn quan tâm và tìm những thông tin đặc khu Phú Quốc cụ thể và chính xác hơn, bạn cần đọc ngay bài viết này!
Thông tin đặc khu Phú Quốc
Chủ đầu tư
Chủ đầu tư Khu phi thuế quan Phú Quốc là Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Tên tiếng Anh: Imex Pan Pacific Group – viết tắt: IPPG). Đây là một tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực tại Việt Nam, được thành lập bởi ông Johnathan Hạnh Nguyễn, đặc biệt nổi tiếng với việc kinh doanh hàng hiệu. Ngoài ra, IPPG còn hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực trong các lĩnh vực khác, như ẩm thực, quản lý trung tâm thương mai, dịch vụ phi hàng không, cửa hàng miễn thuế,…
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – chủ nhân Tập đoàn Liên Thái Bình Dương
Tổng vốn đầu tư đặc khu Phú Quốc
Tổng chi phí thực hiện dự án dự kiến hơn 6.830 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư là 1.024 tỷ đồng, còn lại là vốn vay mà nhà đầu tư phải huy động. Nhà đầu tư sẽ phải ứng trước 830 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Thời gian thực hiện dự án là 5 năm.
Quyết định thành lập
Ngày 22 tháng 5 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra quyết định số 31/2013/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Khu kinh tế Phú Quốc chính thức được thành lập khi quyết định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2013.
Theo quy hoạch tổng thể tới năm 2030 sửa đổi, Phú Quốc sẽ có 3 khu đô thị lớn, 15 khu du lịch sinh thái, 2 khu du lịch phức hợp và 5 sân gold. Dự kiến, Phú Quốc sẽ trở thành đặc khu kinh tế vào năm 2020.
Trong đặc khu Phú Quốc có gì?
Trong khu kinh tế này có khu phi thuế quan và các khu chức năng khác thuộc phần còn lại như khu du lịch, dịch vụ, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác. Khu phi thuế quan được xác định trong quy hoạch chi tiết gắn với cảng An Thới và sân bay Phú Quốc. Hoạt động của khu phi thuế quan bao gồm các loại hình sản xuất, kinh doanh chủ yếu như:
- Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu và hàng phục vụ tại chỗ;
- Thương mại hàng hóa (bao gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập – tái xuất, phân phối, cửa hàng và siêu thị bán lẻ, cửa hàng và siêu thị miễn thuế);
- Thương mại dịch vụ (phân loại, đóng gói, vận chuyển giao nhận hàng hóa quá cảnh, bảo quản, kho tàng, kho ngoại quan, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, vui chơi, giải trí, nhà hàng ăn uống);
- Xúc tiến thương mại (hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các chi nhánh và văn phòng đại diện của các công ty trong nước và nước ngoài và các tổ chức tài chính – ngân hàng) và các hoạt động thương mại khác.
Tất cả các dự án đầu tư vào khu kinh tế này được hưởng các ưu đãi đối với địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Các dự án đầu tư kinh doanh du lịch tại đây là dự án đầu tư vào khu du lịch quốc gia thuộc ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
Những thể chế ưu đãi chỉ có ở đặc khu Phú Quốc
Phú Quốc nếu phát triển thành Đặc khu kinh tế sẽ được kỳ vọng mang lại những nét đột phá mới trong phát triển kinh tế. Để tạo được những sự bứt phá đó thì cần phải đi kèm với hàng loạt các ưu đãi vượt trội dành cho các nhà đầu tư.
Trong đó, không thể không kể đến những chính sách ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, hay thuế tiêu thụ đặc biệt… Ngoài ra, những nhà đầu tư tại đặc khu kinh tế Phú Quốc sẽ còn được hưởng rất nhiều những ưu đãi về thuế xuất – nhập khẩu, hay được miễn tiền thuê đất, mặt nước…
Chính phủ cũng có đề xuất giao đất và cho thuê đất là 99 năm, nhưng đó là đối với số ít những dự án do Thủ tướng quyết định đầu tư. Ngoài ra, một số những dự thảo Luật đang được bổ xung hoàn thiện và cần có được sự đồng thuận của Ủy ban Pháp luật Quốc hội như: khu thương mại tự do gắn với sân bay, hay như công chức hợp đồng, đất đai…
Chính nhờ rất nhiều những chính sách ưu đãi đó mà Phú Quốc trở thành một miếng bánh béo bở cho các nhà đầu tư. Con số hơn 16 tỷ USD (377 nghìn tỷ đồng) đã được “đổ” vào Đảo Ngọc Phú Quốc đã cho thấy được sức hút khủng khiếp của hòn đảo xinh đẹp này đối với các nhà đầu tư.
Hiện tại những “ông lớn” trong làng bất động sản nghỉ dưỡng của nước ta như VinGroup, CEO Group, BIM Group, hay Sun Group,…đều đã có mặt tại Phú Quốc. Tổng số vốn đầu tư cho đến thời điểm này đã lên đến khoảng 377 nghìn tỷ đồng, với khoảng 254 dự án quy mô lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, có khoảng 22 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư lên đến khoảng 282 triệu USD.
Trên đây là một số thông tin đặc khu Phú Quốc cơ bản nhà đầu tư cần biết. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu. Cảm ơn đã theo dõi bài viết này!